CHƯƠNG HAI MƯƠI
“Tôi tin”
1. Hãy miêu tả nỗi sầu khổ của Ma-thê và nguyên nhân gây ra điều đó.
Ma-thê sầu khổ nghĩ tới em trai đang nằm trong mộ, là một cái hang có tảng đá chặn lại. Lòng cô nặng trĩu như tảng đá ấy. Cô không thể tin được là người em trai thân yêu không còn nữa. Bốn ngày qua, kể từ khi La-xa-rơ mất, cô bận túi bụi với tang lễ, bà con và bạn bè tới chia buồn.
2, 3. (a) Ma-thê cảm thấy thế nào khi gặp lại Chúa Giê-su? (b) Lời quan trọng của Ma-thê cho thấy gì về cô?
2 Giờ đây, đứng trước mặt Ma-thê là người mà La-xa-rơ quý mến nhất. Gặp lại Chúa Giê-su có lẽ khiến cô càng thêm đau lòng vì lẽ ra ngài, và chỉ có ngài, đã có thể cứu được em cô. Dù vậy, Ma-thê được an ủi phần nào khi ra đón Chúa Giê-su ở ngoài thị trấn nhỏ Bê-tha-ni nằm trên một sườn đồi. Vài phút nói chuyện với Chúa Giê-su cũng làm cô ấm lòng trở lại, đồng thời được khích lệ nhờ ánh mắt nhân từ và sự thấu cảm của ngài. Qua một số câu hỏi, Chúa Giê-su giúp cô tập trung vào đức tin và niềm tin nơi sự sống lại. Lúc đó, Ma-thê thốt lên lời quan trọng nhất trong đời: “Tôi tin Chúa là Đấng Ki-tô, Con của Đức Chúa Trời, và là đấng phải đến thế gian”.—Giăng 11:27.
3 Những lời này cho thấy Ma-thê là người phụ nữ có đức tin nổi bật. Những gì Kinh Thánh cho biết về cô dù không nhiều nhưng cũng để lại những bài học sâu sắc giúp củng cố đức tin chúng ta. Để biết về những bài học này, chúng ta hãy xem lời tường thuật đầu tiên mà Kinh Thánh ghi lại về Ma-thê.
“Lo lắng nhiều việc quá”
4. Gia đình Ma-thê gồm những ai? Họ có mối quan hệ thế nào với Chúa Giê-su?
4 Nhiều tháng trước, La-xa-rơ vẫn còn sống khỏe mạnh. Gia đình ông sống ở Bê-tha-ni, và họ sắp tiếp đón vị khách quan Giăng 11:5). Chúng ta không biết trước đó hay sau này họ có kết hôn hay không. Dù sao đi nữa, cả ba đều trở thành bạn thân của Chúa Giê-su. Trong thời gian rao giảng ở Giu-đa, Chúa Giê-su đã trú ngụ tại nhà của họ. Vì gặp nhiều sự chống đối và thù ghét nên chắc chắn ngài rất cảm kích khi có được chốn yên bình và sự ủng hộ của những người bạn này.
trọng nhất là Chúa Giê-su. Ba chị em Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ vẫn sống chung một nhà dù đã trưởng thành. Một số nhà nghiên cứu nghĩ có thể Ma-thê là chị cả vì cô cư xử như chủ nhà và đôi khi tên của cô được nhắc đến trước tiên (5, 6. (a) Tại sao Ma-thê lại rất bận rộn khi Chúa Giê-su đến thăm? (b) Ma-ri phản ứng ra sao khi Chúa Giê-su đến nhà cô?
5 Vì Ma-thê đảm đang nên nhà của ba chị em là nơi thoải mái và hay tiếp khách. Cô là người siêng năng, lúc nào cũng bận rộn với công việc. Vào dịp Chúa Giê-su đến thăm gia đình Ma-thê, cô cũng thể hiện tinh thần như thế. Cô liền chuẩn bị bữa tiệc đặc biệt với nhiều món ăn để đãi vị khách quý và có lẽ một số bạn đồng hành của ngài. Thời bấy giờ, lòng hiếu khách rất quan trọng. Khi một người khách đến nhà, người ấy được chào đón bằng một nụ hôn, được cởi giày, rửa chân và xức dầu thơm trên đầu. (Đọc Lu-ca 7:44-47). Ngoài ra, khách cũng được lo chu đáo về thức ăn, chỗ ở và nhiều thứ khác.
6 Ma-thê và Ma-ri có nhiều việc phải làm để tiếp đãi khách. Chắc hẳn Ma-ri, đôi lúc được cho là nhạy cảm và trầm tư hơn chị, đã giúp chị chuẩn bị bữa tiệc vào lúc đầu. Nhưng khi Chúa Giê-su đến thì mọi chuyện thay đổi. Ngài đã tận dụng dịp đó để dạy dỗ. Không giống như những nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy, Chúa Giê-su tôn trọng phụ nữ và sẵn sàng dạy họ về Nước Đức Chúa Trời, đề tài chính trong thánh chức của ngài. Khi ấy, Ma-ri rất háo hức trước cơ hội này. Cô ngồi nơi chân Chúa Giê-su và chăm chú lắng nghe từng lời ngài nói.
7, 8. Tại sao cơn bực bội dậy lên trong lòng Ma-thê? Rốt cuộc, cô bộc lộ điều đó như thế nào?
7 Chúng ta có thể tưởng tượng cơn bực bội đang dậy lên trong lòng Ma-thê. Vì phải chuẩn bị nhiều món ăn và làm nhiều việc khác cho khách nên cô càng lo lắng hơn. Khi tất bật đi qua đi lại, thấy em gái đang ngồi mà chẳng giúp gì, cô có hơi biến sắc mặt, thở dài hoặc cau mày không? Nếu cô phản ứng như thế thì không có gì lạ. Một mình cô không thể làm xuể mọi việc!
Lu 10:40). Những lời này rất thẳng thắn. Một số bản khác cũng dịch: “Chúa không để ý đến sao?”. Rồi cô xin Chúa Giê-su khuyên bảo Ma-ri giúp mình một tay.
8 Rốt cuộc, Ma-thê không kiềm chế được nỗi bực dọc. Cô buột miệng ngắt lời Chúa Giê-su: “Thưa Chúa, Chúa không thấy em tôi để mặc tôi lo hết mọi việc sao? Xin bảo nó phụ giúp tôi” (9, 10. (a) Chúa Giê-su đáp lại Ma-thê như thế nào? (b) Làm sao chúng ta biết Chúa Giê-su không xem nhẹ công khó của Ma-thê?
9 Lời đáp của Chúa Giê-su có thể khiến Ma-thê và nhiều độc giả Kinh Thánh ngạc nhiên. Ngài nhẹ nhàng nói: “Ma-thê, Ma-thê, chị lo lắng nhiều việc quá. Chỉ cần vài thứ thôi hay một thứ cũng đủ. Còn Ma-ri, cô ấy đã chọn phần tốt, là phần sẽ không bị lấy đi” (Lu 10:41, 42). Chúa Giê-su có ý gì? Có phải ngài trách Ma-thê chỉ biết chú trọng đến vật chất không? Phải chăng ngài xem nhẹ công khó của cô trong việc chuẩn bị bữa ăn ngon?
10 Không. Rõ ràng Chúa Giê-su thấy cô làm mọi việc với lòng chân thành và yêu thương. Hơn nữa, ngài không xem sự hào phóng tiếp đãi khách là sai. Trước đó, Chúa Giê-su đã dự “tiệc lớn” mà Ma-thi-ơ mời (Lu 5:29). Vấn đề không phải là bữa tiệc mà là thứ tự ưu tiên của Ma-thê. Vì quá chú tâm chuẩn bị bữa tiệc cầu kỳ mà cô bỏ lỡ điều quan trọng nhất. Đó là gì?
Chúa Giê-su quý sự hiếu khách của Ma-thê, và ngài biết cô làm mọi việc với lòng chân thành và yêu thương
11, 12. Chúa Giê-su khuyên nhủ Ma-thê bằng cách nào?
11 Chúa Giê-su, Con một của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, có mặt trong nhà Ma-thê để dạy sự thật. Không điều gì quan trọng hơn việc ấy, dù là bữa ăn ngon hay sự chuẩn bị chu đáo. Hẳn Chúa Giê-su buồn khi Ma-thê bỏ lỡ cơ hội có một không hai để củng cố đức tin, nhưng ngài đã để cô tự lựa chọn *. Tuy nhiên, cô không có quyền bắt Ma-ri bỏ qua cơ hội ấy.
12 Do đó, Chúa Giê-su khuyên nhủ, nhẹ nhàng gọi tên cô hai lần để cô dịu lại, và ngài trấn an cô không cần “lo lắng nhiều việc quá”. Một bữa ăn đơn giản với một hoặc hai món là đủ, nhất là khi có thức ăn thiêng liêng
dư dật. Chúa Giê-su không thể nào cất đi “phần tốt” mà Ma-ri đã chọn, đó là nghe ngài giảng!13. Chúng ta có thể rút ra những bài học nào từ cách Chúa Giê-su khuyên bảo Ma-thê?
13 Lời tường thuật này để lại những bài học quý giá cho môn đồ Chúa Giê-su thời nay. Chúng ta đừng bao giờ để bất cứ điều gì cản trở mình tiếp nhận “sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời” (Mat 5:3). Dù muốn noi theo tính rộng rãi, siêng năng của Ma-thê, nhưng khi tiếp đãi khách, chúng ta không muốn “lo lắng” về những việc kém quan trọng mà bỏ lỡ điều quan trọng nhất. Chúng ta họp mặt với anh em đồng đạo không phải để thết đãi hay ăn những bữa thịnh soạn, nhưng để khích lệ lẫn nhau và chia sẻ những món quà từ Đức Chúa Trời. (Đọc Rô-ma 1:11, 12). Ngay cả những bữa ăn đơn giản nhất cũng có thể là dịp để xây dựng lẫn nhau.
Người em thân yêu qua đời và được sống lại
14. Tại sao chúng ta biết chắc Ma-thê là gương xuất sắc trong việc chấp nhận lời khuyên?
14 Ma-thê có chấp nhận lời quở trách nhẹ nhàng của Chúa Giê-su và rút ra bài học không? Có. Khi bắt đầu lời tường thuật sống động về em trai của Ma-thê, sứ đồ Giăng nhắc: “Chúa Giê-su yêu thương Ma-thê, em gái của cô và La-xa-rơ” (Giăng 11:5). Nhiều tháng đã trôi qua từ khi Chúa Giê-su tới Bê-tha-ni như được miêu tả ở trên. Rõ ràng Ma-thê đã không hờn dỗi, nuôi lòng oán giận khi Chúa Giê-su cho cô lời khuyên yêu thương. Thay vì thế, cô đã chấp nhận lời khuyên. Về phương diện này, Ma-thê là gương xuất sắc cho chúng ta noi theo, vì ai trong chúng ta chẳng có lúc cần được khuyên bảo đôi chút?
15, 16. (a) Ma-thê hẳn đã làm gì khi em trai ngã bệnh? (b) Tại sao hy vọng của Ma-thê và Ma-ri đã tan biến?
15 Khi em trai ngã bệnh, chắc chắn Ma-thê bận rộn chăm sóc em. Cô làm những gì có thể để em bớt đau đớn và sớm bình phục. Thế nhưng, bệnh của La-xa-rơ ngày càng trở nặng. Hai chị của ông kề cận chăm sóc ông từng giờ từng phút. Đã bao lần Ma-thê nhìn gương mặt hốc hác của em trai, nhớ lại những năm tháng sống bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn?
16 Khi thấy bệnh tình của La-xa-rơ đã vô phương cứu chữa, Ma-thê và Ma-ri báo tin cho Chúa Giê-su. Ngài đang rao giảng cách nhà họ khoảng hai ngày đường. Lời nhắn của họ chỉ là: “Thưa Chúa! Người mà Chúa yêu mến đang bị bệnh” (Giăng 11:1, 3). Họ biết Chúa Giê-su yêu thương La-xa-rơ và tin rằng ngài sẽ làm bất cứ điều gì để giúp bạn ngài. Họ có hy vọng là Chúa Giê-su sẽ đến trước khi quá trễ không? Nếu có thì hy vọng của họ đã tan biến khi La-xa-rơ qua đời.
17. Điều gì khiến Ma-thê bối rối? Cô phản ứng thế nào khi nghe tin Chúa Giê-su đã gần đến làng?
17 Ma-thê và Ma-ri khóc thương em trai, chuẩn bị lễ mai táng cũng như tiếp đón khách viếng từ Bê-tha-ni và những vùng lân cận. Nhưng họ vẫn chưa có tin tức gì về Chúa Giê-su. Mỗi ngày trôi qua, có lẽ Ma-thê càng thêm bối rối. Cuối cùng, bốn ngày sau khi La-xa-rơ qua đời, Ma-thê nghe tin Chúa Giê-su đã gần đến làng. Vẫn cái tính nhanh nhạy, ngay cả trong Giăng 11:18-20.
giờ phút đau buồn, Ma-thê vội chạy ra đón Chúa Giê-su mà không báo cho Ma-ri biết.—Đọc18, 19. Ma-thê bày tỏ niềm hy vọng nào? Tại sao đức tin của cô thật đáng chú ý?
18 Khi gặp Chủ của mình, Ma-thê thốt lên những ý nghĩ đã giày vò hai chị em cô mấy ngày qua: “Thưa Chúa, nếu ngài có ở đây, em tôi đã không chết”. Dù vậy, niềm hy vọng và đức tin của Ma-thê vẫn còn vì cô nói tiếp: “Nhưng bây giờ tôi vẫn tin rằng, dù ngài xin bất cứ điều gì, Đức Chúa Trời cũng ban cho”. Ngay lập tức, Chúa Giê-su củng cố đức tin của cô khi nói: “Em trai chị sẽ sống lại”.—Giăng 11:21-23.
19 Ma-thê tưởng Chúa Giê-su đang nói đến sự sống lại trong tương lai nên cô đáp: “Tôi biết là đến kỳ sống lại trong ngày sau cùng, em tôi sẽ sống lại” (Giăng 11:24). Đức tin của cô nơi sự dạy dỗ đó thật đáng chú ý. Một số nhà lãnh đạo Do Thái giáo thuộc phái Sa-đu-sê cho rằng không có sự sống lại, dù Lời Đức Chúa Trời đã dạy rõ ràng về điều đó (Đa 12:13; Mác 12:18). Thế nhưng, Ma-thê biết Chúa Giê-su đã dạy về sự sống lại và thậm chí còn làm người chết sống lại—dù không ai trong số đó chết đã lâu như La-xa-rơ. Nhưng cô không biết chuyện gì sắp xảy ra.
20. Hãy giải thích ý nghĩa lời phán khó quên của Chúa Giê-su nơi Giăng 11:25-27 và câu trả lời của Ma-thê.
20 Chúa Giê-su phán một lời khó quên: “Tôi là sự sống lại và là sự sống”. Thật vậy, Đức Chúa Trời ban cho Con ngài quyền làm người chết sống lại trên phạm vi toàn cầu trong tương lai. Chúa Giê-su hỏi Ma-thê: “Chị tin điều đó không?”. Cô trả lời như được đề cập ở đầu chương. Cô tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô hay Đấng Mê-si, Con của Đức Chúa Trời, là đấng phải đến thế gian như các nhà tiên tri báo trước.—Giăng 5:28, 29; đọc Giăng 11:25-27.
21, 22. (a) Chúa Giê-su bộc lộ cảm xúc ra sao trước những người đang đau buồn? (b) Hãy miêu tả sự sống lại của La-xa-rơ.
21 Liệu Đức Giê-hô-va và Con ngài là Chúa Giê-su có quý đức tin của Ma-thê không? Sự việc Ma-thê sắp chứng kiến sẽ cho thấy lời giải đáp rõ ràng. Cô vội gọi em gái đến gặp Chúa Giê-su. Sau đó, Ma-thê thấy Chúa Giê-su rất xúc động khi ngài nói chuyện với Ma-ri và nhiều người đến chia buồn. Cô thấy ngài rơi nước mắt, không ngại bộc lộ cảm xúc trước nỗi đau do cái chết gây ra. Sau đó, cô nghe Chúa Giê-su bảo lăn tảng đá ra khỏi mộ của em mình.—Giăng 11:28-39.
22 Là người thực tế, Ma-thê ngăn Chúa Giê-su vì cho rằng đã bốn ngày nên thi thể bốc mùi. Chúa Giê-su nhắc cô: “Chẳng phải tôi đã nói với chị là nếu chị tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sao?”. Cô đã tin, nên sắp thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ngay tại đó, ngài ban cho Con ngài quyền năng làm La-xa-rơ sống lại! Hãy thử hình dung những khoảnh khắc hẳn đã in đậm trong tâm trí cô đến cuối đời: Chúa Giê-su lệnh “La-xa-rơ, hãy đi ra!”; có tiếng động nhỏ trong mộ, La-xa-rơ đứng dậy, trên mình vẫn còn quấn băng vải, và chầm chậm bước ra khỏi hang; Chúa Giê-su bảo “hãy tháo cho người và để người đi”; niềm vui khôn xiết khi Ma-thê và Ma-ri chạy đến ôm chặt em trai. (Đọc Giăng 11:40-44). Nỗi đau đè nặng trong lòng Ma-thê đã được trút bỏ!
23. Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su muốn làm gì cho bạn, và bạn cần làm gì?
23 Lời tường thuật trên cho thấy sự sống lại không phải là Gióp 14:14, 15). Đức Giê-hô-va và Con ngài rất muốn ban thưởng cho những người có đức tin, như hai đấng ấy đã làm trong trường hợp của Ma-thê, Ma-ri và La-xa-rơ. Bạn cũng có thể được ban thưởng như thế nếu xây đắp đức tin vững mạnh.
mơ ước hão huyền. Đó là sự dạy dỗ ấm lòng trong Kinh Thánh và là sự kiện lịch sử đã được chứng minh (“Ma-thê phục vụ”
24. Lần cuối Kinh Thánh nhắc đến Ma-thê là khi nào?
24 Kinh Thánh chỉ nhắc đến Ma-thê một lần nữa. Đó là tuần cuối cùng trước khi Chúa Giê-su mất. Vì biết những thử thách cam go đang ở trước mắt, ngài lại đến trú ngụ ở Bê-tha-ni. Từ đó ngài sẽ đi bộ 3km đến Giê-ru-sa-lem. Chúa Giê-su cùng La-xa-rơ dùng bữa tại nhà một người từng bị phong cùi tên là Si-môn, và Kinh Thánh nói rằng “Ma-thê phục vụ” vào lúc đó.—Giăng 12:2.
25. Tại sao hội thánh thời nay thật có phước khi có những phụ nữ như Ma-thê?
25 Quả là một phụ nữ có tính siêng năng nổi bật! Từ lần đầu tiên cho đến lần cuối cùng Kinh Thánh nhắc đến cô, chúng ta đều thấy cô làm việc, tận tụy chăm sóc những người xung quanh. Thời nay, hội thánh đạo Đấng Ki-tô thật có phước khi có những phụ nữ như Ma-thê—can đảm và rộng rãi, luôn thể hiện đức tin qua việc ban cho. Ma-thê có tiếp tục như thế không? Hẳn là có. Nếu thế thì cô là người khôn ngoan, vì cô còn phải đối mặt với những thử thách khác.
26. Đức tin của Ma-thê đã giúp cô ra sao?
26 Sau đó chỉ vài ngày, Ma-thê vô cùng đau buồn trước cái chết bi thảm của Chủ thân thương là Chúa Giê-su. Hơn nữa, những kẻ đạo đức giả đã giết Chúa Giê-su cũng muốn giết luôn La-xa-rơ, vì sự sống lại của ông đã khiến cho nhiều người tin Chúa Giê-su. (Đọc Giăng 12:9-11). Dĩ nhiên cái chết rồi cũng sẽ chia lìa chị em cô. Dù không biết điều đó xảy ra khi nào và như thế nào, nhưng chúng ta chắc chắn rằng đức tin đáng quý của Ma-thê đã giúp cô chịu đựng đến cuối đời. Đó là lý do tại sao môn đồ Chúa Giê-su thời nay nên noi theo đức tin của Ma-thê.
^ đ. 11 Trong xã hội Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, phụ nữ nói chung không được tham gia vào chuyện học hành. Họ thường chỉ được dạy làm những công việc nhà. Vì thế, có lẽ Ma-thê rất lấy làm lạ khi một phụ nữ ngồi nơi chân của một người uyên bác để học hỏi.