Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

‘Hãy đi khắp trong xứ’

‘Hãy đi khắp trong xứ’

‘Hãy đi khắp trong xứ ’

“Hãy... đi khắp trong xứ, bề dài và bề ngang”.—SÁNG-THẾ KÝ 13:17.

1. Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham chỉ thị đáng chú ý nào?

BẠN có thích đi về miền quê không? Có lẽ bạn lái xe hơi đi vào cuối tuần. Nhiều người khác thì thích đạp xe để vừa tập thể dục vừa có thời gian ngắm cảnh. Cũng có người chọn đi bộ như là cách để làm quen và nếm hương vị đồng quê. Những chuyến đi như thế thường không lâu. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng cảm xúc của Áp-ra-ham khi Đức Chúa Trời bảo ông: “Hãy đứng dậy đi khắp trong xứ, bề dài và bề ngang; vì ta sẽ ban cho ngươi xứ nầy”!—Sáng-thế Ký 13:17.

2. Sau khi rời xứ Ê-díp-tô, Áp-ra-ham đi đâu?

2 Hãy xem xét bối cảnh của những lời này. Áp-ra-ham cùng vợ và người nhà đã tạm trú ở xứ Ê-díp-tô một thời gian. Sáng-thế Ký chương 13 cho biết giờ đây họ rời khỏi xứ Ê-díp-tô, đem tất cả bầy gia súc đến “Nam-phương”. Sau đó, Áp-ra-ham “vừa đi vừa đóng trại, từ Nam-phương trở về Bê-tên”. Khi có xích mích giữa những người chăn chiên của ông và của Lót—cháu ông, và rõ ràng hai bên cần có đồng cỏ riêng, Áp-ra-ham đã rộng lượng để Lót lựa chọn trước. Lót chọn “đồng-bằng bên sông Giô-đanh”, một thung lũng màu mỡ “như vườn của Đức Giê-hô-va”, và cuối cùng định cư ở thành Sô-đôm. Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham: “Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi ở cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây”. Có lẽ nhờ đứng ở một nơi cao gần Bê-tên, Áp-ra-ham có thể nhìn thấy nhiều vùng khác của xứ. Tuy nhiên, không chỉ có thế, Đức Chúa Trời còn mời ông “đi khắp trong xứ” để làm quen với các vùng đất và môi trường thiên nhiên ở đó.

3. Tại sao có thể khó hình dung các cuộc hành trình của Áp-ra-ham?

3 Dù Áp-ra-ham đã đi qua bao nhiêu nơi trong xứ chăng nữa trước khi đến Hếp-rôn, chắc chắn ông vẫn quen thuộc với Đất Hứa hơn phần đông chúng ta. Hãy nghĩ tới những nơi được nhắc đến trong lời tường thuật này: Nam-phương, Bê-tên, đồng bằng bên Sông Giô-đanh, Sô-đôm và Hếp-rôn. Bạn có thấy khó hình dung vị trí của những nơi đó không? Điều đó rất khó đối với nhiều người bởi vì đa số chưa có cơ hội đến tham quan những vùng đất trong Kinh Thánh, đi khắp bề dài và bề ngang của Đất Hứa. Dầu vậy, vẫn có lý do để chúng ta thích tìm hiểu những vùng đất đó. Lý do đó là gì?

4, 5. (a) Châm-ngôn 18:15 liên quan thế nào đến việc biết và hiểu thấu đáo những vùng đất trong Kinh Thánh? (b) Sô-phô-ni chương 2 là một thí dụ điển hình thế nào?

4 Lời Đức Chúa Trời nói: “Trí người minh mẫn tiếp thu hiểu biết, tri thức là điều tai kẻ khôn kiếm tìm”. (Châm-ngôn 18:15, Tòa Tổng Giám Mục) Có nhiều lãnh vực trong đời sống để chúng ta tìm tòi nghiên cứu, nhưng sự hiểu biết chính xác về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và các việc làm của Ngài là điều quan trọng nhất. Tất nhiên những gì chúng ta đọc trong Kinh Thánh là chính yếu để đạt được sự hiểu biết đó. (2 Ti-mô-thê 3:16) Nhưng hãy lưu ý, sự minh mẫn cũng cần thiết. Đó là khả năng hiểu thấu đáo vấn đề, nắm được mối liên quan giữa các phần và tổng thể. Khả năng này đặc biệt cần thiết khi học về các địa danh trong Kinh Thánh. Chẳng hạn, hầu hết chúng ta đều biết xứ Ê-díp-tô nằm ở đâu, nhưng chúng ta hiểu rõ đến mức nào cuộc hành trình của Áp-ra-ham từ Ê-díp-tô đến “Nam-phương”, đến Bê-tên, rồi đến Hếp-rôn? Bạn có thấy được mối liên quan giữa các nơi đó không?

5 Hay khi đọc tới Sô-phô-ni chương 2 trong chương trình đọc Kinh Thánh, bạn thấy tên những thành quách, dân tộc và xứ sở như Ga-xa, Ách-ca-lôn, Ách-đốt, Ếc-rôn, Sô-đôm, Ni-ni-ve cũng như Ca-na-an, Mô-áp, Am-môn và A-si-ri. Tất cả những nơi này đều được đề cập đến trong cùng một chương đó. Bạn có thể hình dung đến mức nào những vùng đất này là nơi những dân tộc có thật đã sinh sống—những dân tộc liên quan đến sự ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Trời?

6. Tại sao một số tín đồ Đấng Christ ý thức lợi ích của bản đồ? (Xem khung).

6 Nhiều người học Lời Đức Chúa Trời đã được lợi ích rất nhiều nhờ tham khảo bản đồ về các vùng đất trong Kinh Thánh. Họ làm thế không phải chỉ vì thích xem bản đồ mà vì ý thức đó là phương tiện giúp họ gia tăng sự hiểu biết về Lời Đức Chúa Trời. Bản đồ cũng giúp họ hiểu thấu đáo hơn, thấy rõ mối liên quan giữa những điều đã biết và các thông tin khác. Sau khi xem xét một số thí dụ, bạn chắc sẽ biết ơn Đức Giê-hô-va sâu đậm hơn và hiểu cặn kẽ hơn những lời tường thuật trong Lời Ngài.—Xem khung trang 14.

Những con số tạo cái nhìn mới mẻ

7, 8. (a) Theo Các Quan Xét 16:3, Sam-sôn đã thực hiện công việc phi thường nào liên quan đến Ga-xa? (b) Những chi tiết nào tạo cái nhìn mới mẻ về kỳ công của Sam-sôn? (c) Việc biết và hiểu thấu đáo lời tường thuật về Sam-sôn mang lại lợi ích nào cho chúng ta?

7 Nơi Các Quan Xét 16:2, chúng ta đọc thấy Quan Xét Sam-sôn đang ở trong thành Ga-xa. Ngày nay, địa danh Gaza thường xuất hiện trong các bản tin thời sự, vì vậy có thể bạn có khái niệm về nơi Sam-sôn ở, một vùng thuộc xứ Phi-li-tin ven biển Địa Trung Hải. [11] Bây giờ hãy lưu ý Các Quan Xét 16:3: “Sam-sôn ở ngủ cho đến khuya. Lối khuya, người thức dậy, nắm hai cánh cửa thành và hai cây trụ, nhổ nó lên luôn với cây then, vác trên vai, và đem lên chót núi đối ngang Hếp-rôn”.

8 Chắc chắn các cửa và trụ của một cổng thành kiên cố như Ga-xa phải to lớn và cực kỳ nặng. Hãy thử tưởng tượng việc vác chúng! Vậy mà Sam-sôn đã làm thế. Ông vác chúng đi đâu, và chuyến đi ấy thế nào? Ga-xa nằm gần biển và ở độ cao ngang mực nước biển [15], trong khi Hếp-rôn nằm về hướng đông ở độ cao 900 mét—một cuộc leo núi thật sự! Dù chúng ta không biết chính xác vị trí của “núi đối ngang Hếp-rôn”, nhưng thành này cách Ga-xa khoảng 60 kilômét và lại ở trên núi! Chẳng phải biết được quãng đường đó tạo một cái nhìn mới mẻ về kỳ công của Sam-sôn hay sao? Hãy nhớ lại tại sao ông thực hiện được những việc phi thường như thế. Đó là nhờ “Thần của Đức Giê-hô-va cảm-động Sam-sôn”. (Các Quan Xét 14:6, 19; 15:14) Ngày nay tín đồ Đấng Christ chúng ta không trông đợi thần, tức thánh linh Đức Chúa Trời cho chúng ta sức mạnh phi thường về thể chất. Nhưng thánh linh mạnh mẽ đó có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề thiêng liêng sâu sắc và “nên mạnh-mẽ trong lòng”. (1 Cô-rinh-tô 2:10-16; 13:8; Ê-phê-sô 3:16; Cô-lô-se 1:9, 10) Quả thật, việc hiểu thấu đáo lời tường thuật về Sam-sôn khiến chúng ta tin chắc thánh linh Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta.

9, 10. (a) Những diễn biến nào đưa tới chiến thắng của Ghê-đê-ôn trước quân Ma-đi-an? (b) Việc biết rõ các chi tiết địa lý khiến lời tường thuật trở nên ý nghĩa hơn như thế nào?

9 Khoảng cách cũng là chi tiết quan trọng trong lời tường thuật về chiến thắng của Ghê-đê-ôn trước quân Ma-đi-an. Phần đông những người đọc Kinh Thánh đều biết câu chuyện Quan Xét Ghê-đê-ôn và 300 lính của ông đánh bại 135.000 quân xâm lược của liên minh Ma-đi-an, A-ma-léc và một số dân khác, đóng trại tại trũng Gít-rê-ên, gần đồi Mô-rê. [18] Lính của Ghê-đê-ôn đã thổi kèn, đập bể bình che đuốc và hô lớn: “Gươm của Đức Giê-hô-va và của Ghê-đê-ôn!” Vì hoảng sợ và rối loạn, quân thù trở gươm giết lẫn nhau. (Các Quan Xét 6:33; 7:1-22) Có phải toàn bộ câu chuyện chỉ có thế, một cuộc tấn công chớp nhoáng trong đêm? Hãy đọc tiếp Các Quan Xét chương 7 và 8. Bạn sẽ thấy Ghê-đê-ôn tiếp tục cuộc truy kích. Một số địa danh trong lời tường thuật nay không còn xác định được nữa, vì vậy có thể không có tên trên bản đồ. Tuy nhiên, những địa danh có thể xác định được cũng đủ để chúng ta theo dõi cuộc đuổi bắt.

10 Ghê-đê-ôn đuổi theo toán quân xâm lược còn lại qua Bết-Si-ta, rồi hướng về phía nam tới A-bên-Mê-hô-la, gần Sông Giô-đanh. (Các Quan Xét 7:22-25) Lời tường thuật cho biết tiếp: “Ghê-đê-ôn đi tới sông Giô-đanh, sang qua cùng ba trăm người đồng theo mình; dẫu mệt-nhọc, họ cũng cứ rượt theo quân-nghịch”. Sau khi qua Sông Giô-đanh, quân Y-sơ-ra-ên tiếp tục đuổi theo kẻ thù về phía nam tới Su-cốt và Phê-nu-ên, gần khe Gia-bốc, rồi lên đồi Giô-bê-ha (gần thành phố Amman của nước Jordan ngày nay). Cuộc truy kích kéo dài khoảng 80 kilômét. Ghê-đê-ôn bắt và giết hai quan trưởng Ma-đi-an rồi trở về thành Óp-ra của ông, gần nơi cuộc chiến bắt đầu. (Các Quan Xét 8:4-12, 21-27, chúng tôi viết nghiêng). Rõ ràng chiến thắng của Ghê-đê-ôn không chỉ là vài phút thổi kèn, quơ đuốc và hô lớn. Hãy nghĩ xem những chi tiết trên khiến lời sau đây thêm ý nghĩa biết dường nào: “Nếu tôi nói về Ghê-đê-ôn [và những người khác nữa] thì không đủ thì-giờ. Những người đó... yếu-đuối mà lại được mạnh-mẽ, trong cơn chiến-tranh càng tỏ ra dõng-cảm”. (Hê-bơ-rơ 11:32-34, Ghi-đê-ôn) Tín đồ Đấng Christ ngày nay cũng có thể mệt mỏi về thể chất, nhưng chẳng phải tiếp tục làm theo ý muốn Đức Chúa Trời là điều thiết yếu đối với chúng ta sao?—2 Cô-rinh-tô 4:1, 16; Ga-la-ti 6:9.

Cách người ta suy nghĩ và phản ứng

11. Dân Y-sơ-ra-ên trải qua những cuộc hành trình nào trước và sau khi đến Ca-đe?

11 Một số người mở bản đồ để xác định vị trí của các nơi trong Kinh Thánh, nhưng bạn có nghĩ rằng bản đồ cũng có thể giúp chúng ta hiểu suy nghĩ của người khác không? Chẳng hạn, hãy xem trường hợp dân Y-sơ-ra-ên đi từ Núi Si-na-i đến Đất Hứa. Sau vài lần dừng chân nghỉ ngơi, cuối cùng họ tới Ca-đe (tức Ca-đe-Ba-nê-a). [gl 9] Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:2 cho biết cuộc hành trình này kéo dài 11 ngày, vượt qua một đoạn đường 270 kilômét. Ở đó Môi-se sai 12 người đi do thám Đất Hứa. (Dân-số Ký 10:12, 33; 11:34, 35; 12:16; 13:1-3, 25, 26) Những người do thám đi về hướng bắc, băng qua Nam-phương, có lẽ băng qua cả Bê-e-Sê-ba và Hếp-rôn, đến tận biên giới phía bắc của Đất Hứa. (Dân-số Ký 13:21-24) Vì tin theo báo cáo tiêu cực của mười người do thám, dân Y-sơ-ra-ên phải lang thang trong đồng vắng suốt 40 năm. (Dân-số Ký 14:1-34) Điều này cho thấy gì về đức tin và mức độ tin cậy của họ đối với Đức Giê-hô-va?—Phục-truyền Luật-lệ Ký 1:19-33; Thi-thiên 78:22, 32-43; Giu-đe 5.

12. Chúng ta có thể kết luận gì về đức tin của dân Y-sơ-ra-ên, và tại sao chúng ta nên suy ngẫm về điều đó?

12 Hãy xem xét câu chuyện này theo góc độ địa lý. Nếu dân Y-sơ-ra-ên có đức tin và làm theo lời khuyên của Giô-suê và Ca-lép, họ có phải đi xa mới được vào Đất Hứa không? Ca-đe cách La-chai-Roi, nơi Y-sác và Rê-bê-ca từng sinh sống, khoảng 16 kilômét, [gl 7] và cách Bê-e-Sê-ba, vùng cực nam của Đất Hứa chưa tới 95 kilômét. (Sáng-thế Ký 24:62; 25:11; 2 Sa-mu-ên 3:10) Sau khi đã đi từ xứ Ê-díp-tô đến Núi Si-na-i, rồi đi tiếp đoạn đường 270 kilômét đến Ca-đe, họ hầu như đã tới ngưỡng cửa Đất Hứa. Ngày nay cũng vậy, chúng ta đã ở trước thềm Địa Đàng được hứa. Bài học cho chúng ta là gì? Sứ đồ Phao-lô kết nối trường hợp của dân Y-sơ-ra-ên với lời khuyên: “Chúng ta phải gắng sức vào sự yên-nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp-ngã”.—Hê-bơ-rơ 3:16–4:11.

13, 14. (a) Dân Ga-ba-ôn đi đến quyết định dứt khoát trong trường hợp nào? (b) Thái độ của dân Ga-ba-ôn đã biểu lộ điều gì, và điều này dạy chúng ta bài học nào?

13 Một thái độ khác hẳn—thái độ tin cậy Đức Chúa Trời sẽ thực hiện ý muốn Ngài—được thấy rõ trong câu chuyện Kinh Thánh liên quan đến dân Ga-ba-ôn. Sau khi Giô-suê hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên qua Sông Giô-đanh đi vào xứ Đức Chúa Trời đã hứa với gia đình Áp-ra-ham, nay đã đến lúc đánh đuổi dân xứ Ca-na-an, trong đó có cả dân Ga-ba-ôn. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:1-3) Dân Y-sơ-ra-ên san bằng thành Giê-ri-cô và A-hi, rồi đóng trại ở gần đấy tại Ghinh-ganh. Dân Ga-ba-ôn không muốn chết như dân xứ Ca-na-an bị rủa sả, thế nên họ phái người đến gặp Giô-suê tại Ghinh-ganh. Họ giả vờ là dân sống ngoài lãnh thổ Ca-na-an để có thể lập hòa với dân Y-sơ-ra-ên.

14 Những người được phái đến nói: “Tôi-tớ của ông ở từ xứ rất xa đến để tôn-trọng danh Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của ông”. (Giô-suê 9:3-9, chúng tôi viết nghiêng). Áo quần và thực phẩm dường như chứng thực rằng họ từ xứ rất xa đến, nhưng thật ra thành Ga-ba-ôn chỉ cách Ghinh-ganh khoảng 30 kilômét. [gl 19] Vì tin họ, Giô-suê và các quan trưởng đã lập hòa với dân Ga-ba-ôn và những thành của họ. Phải chăng mưu mẹo của dân Ga-ba-ôn chỉ nhằm tránh sự hủy diệt? Không phải thế, điều đó phản ánh ước muốn được ân huệ từ Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Đức Giê-hô-va cho phép dân Ga-ba-ôn làm “kẻ đốn củi và xách nước cho hội-chúng và cho bàn-thờ của Đức Giê-hô-va”, họ cung cấp củi cho bàn thờ dâng tế lễ. (Giô-suê 9:11-27) Người Ga-ba-ôn tiếp tục biểu lộ thái độ sẵn sàng làm phận sự thấp hèn để phụng sự Đức Giê-hô-va. Rất có thể trong số người Nê-thi-nim trở về từ xứ Ba-by-lôn và phụng sự tại đền thờ được tái thiết, có người Ga-ba-ôn. (E-xơ-ra 2:1, 2, 43-54; 8:20) Chúng ta có thể noi theo thái độ của họ bằng cách cố gắng duy trì quan hệ hòa thuận với Đức Chúa Trời và sẵn sàng nhận ngay cả những công việc khiêm nhường nhất để phụng sự Ngài.

Biểu lộ tinh thần hy sinh

15. Tại sao yếu tố địa lý đáng chú ý trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp?

15 Phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp đề cập đến yếu tố địa lý của những vùng đất thời Kinh Thánh, chẳng hạn như trong lời tường thuật về các chuyến đi và thánh chức của Chúa Giê-su và sứ đồ Phao-lô. (Mác 1:38; 7:24, 31; 10:1; Lu-ca 8:1; 13:22; 2 Cô-rinh-tô 11:25, 26) Chúng ta hãy thử tưởng tượng những chuyến đi trong các lời tường thuật sau.

16. Những tín đồ Đấng Christ ở thành Bê-rê biểu lộ lòng biết ơn đối với Phao-lô như thế nào?

16 Trong chuyến hành trình rao giảng lần thứ hai (đường kẻ màu tím trên bản đồ), Phao-lô đến thành Phi-líp, nay ở xứ Hy Lạp. [gl 33] Ở đấy, ông làm chứng, bị bỏ tù rồi được thả ra, và ông đi tiếp đến thành Tê-sa-lô-ni-ca. (Công-vụ 16:6–17:1) Khi người Giu-đa gây loạn, anh em ở thành Tê-sa-lô-ni-ca giục Phao-lô lên đường đến thành Bê-rê, cách đó khoảng 65 kilômét. Thánh chức của Phao-lô tại đấy rất thành công, nhưng người Giu-đa đến xui giục dân gây loạn. Vì vậy, “tức thì, anh em khiến Phao-lô đi phía biển” và “những người dẫn Phao-lô đưa [ông] đến thành A-thên”. (Công-vụ 17:5-15) Dường như một số tín đồ mới đã sẵn sàng đi bộ 40 kilômét đến Biển Aegea, chịu chi phí đáp thuyền và cùng ông đi đường thủy khoảng 500 kilômét. Chuyến đi ấy có thể mạo hiểm, nhưng các anh em chấp nhận những mối nguy này, và nhờ đó họ có nhiều thời gian tiếp xúc với người đại diện của Đức Chúa Trời đi công tác lưu động.

17. Một khi biết được khoảng cách giữa thành Mi-lê và Ê-phê-sô, chúng ta hiểu rõ hơn về điều gì?

17 Trong chuyến hành trình rao giảng lần thứ ba (đường kẻ màu xanh lá cây trên bản đồ), Phao-lô đến cảng Mi-lê. Ông mời các trưởng lão của hội thánh thành Ê-phê-sô, cách đó khoảng 50 kilômét, đến gặp ông. Hãy thử tưởng tượng các trưởng lão ấy tạm gác mọi việc qua một bên để đến gặp Phao-lô. Rất có thể trong khi đi đường, họ đã sôi nổi bàn tán về buổi họp mặt sắp diễn ra. Sau buổi gặp mặt với Phao-lô và lời cầu nguyện, “ai nấy đều khóc lắm, ôm lấy cổ Phao-lô mà hôn”, rồi họ “đưa [ông] xuống tàu” để đi Giê-ru-sa-lem. (Công-vụ 20:14-38) Trên đường trở về thành Ê-phê-sô, hẳn có nhiều điều để họ suy nghĩ và bàn luận. Bạn có cảm kích trước lòng biết ơn mà họ biểu lộ qua việc đi bộ một quãng đường xa để gặp tôi tớ làm công tác lưu động, người mang đến thông tin và động viên họ? Qua lời tường thuật này, bạn có tìm ra điều gì để áp dụng trong đời sống và trong lối suy nghĩ không?

Hãy tìm hiểu Đất Hứa và triển vọng trước mắt

18. Về các địa danh trong Kinh Thánh, chúng ta nên quyết tâm làm gì?

18 Những thí dụ trên cho thấy giá trị của việc tìm hiểu vùng đất Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên, một vùng đất trọng tâm trong nhiều lời tường thuật của Kinh Thánh. (Chúng ta cũng có thể mở rộng tầm nhìn bằng cách tìm hiểu về những vùng đất xung quanh được nói đến trong Kinh Thánh). Khi học hỏi để biết và hiểu thấu đáo đặc biệt là về Đất Hứa, chúng ta nên ghi nhớ đòi hỏi cơ bản để người Y-sơ-ra-ên được vào và hưởng xứ “đượm sữa và mật”. Đó là phải kính sợ Đức Giê-hô-va và giữ các điều răn Ngài.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:1, 2; 27:3.

19. Hai địa đàng nào đáng cho chúng ta chú ý?

19 Ngày nay cũng thế, chúng ta cần phải làm phần của mình, kính sợ Đức Giê-hô-va và theo sát đường lối Ngài. Khi làm thế, chúng ta góp phần phát triển và làm tôn vẻ đẹp của địa đàng thiêng liêng nay có thật trong hội thánh đạo Đấng Christ trên toàn cầu. Chúng ta cũng sẽ hiểu nhiều hơn về những đặc điểm và ân phước của địa đàng thiêng liêng. Và còn thêm nhiều ân phước nữa. Giô-suê đã hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên qua Sông Giô-đanh đi vào vùng đất trù phú, thỏa nguyện. Giờ đây, chúng ta có đủ lý do để mong đợi với lòng tin cậy là Địa Đàng theo nghĩa đen, một xứ tốt tươi, ở trước mắt.

Bạn còn nhớ không?

• Tại sao chúng ta nên mong muốn mở rộng kiến thức và hiểu thấu đáo về những vùng đất trong Kinh Thánh?

• Trong bài này, chi tiết địa lý nào đặc biệt bổ ích đối với bạn?

• Khi biết thêm về khía cạnh địa lý trong một số câu chuyện bạn hiểu ra bài học nào?

[Câu hỏi thảo luận]

[Khung/​Hình nơi trang 14]

‘Hãy xem xứ tốt-tươi’

Tại đại hội năm 2003 và 2004, Nhân Chứng Giê-hô-va vui mừng được nhận sách mỏng ‘Hãy xem xứ tốt-tươi’. Ấn phẩm mới này có trong khoảng 80 ngôn ngữ, gồm những bản đồ và biểu đồ màu, vẽ rõ những vùng đất vào thời Kinh Thánh, đặc biệt là Đất Hứa qua nhiều thời kỳ.

Bài này cho biết cụ thể những bản đồ liên quan đến các câu chuyện; số trang của bản đồ được in đậm, chẳng hạn như [15]. Nếu có sách mỏng mới này, bạn hãy dành thì giờ để làm quen với những điểm đặc trưng của sách nhằm gia tăng kiến thức và hiểu thấu đáo Lời Đức Chúa Trời.

(1) Nhiều bản đồ có chú dẫn hoặc khung giải thích ý nghĩa của những ký hiệu, đường kẻ và các dấu trên bản đồ [18]. (2) Phần lớn các bản đồ có thước tỷ lệ bằng dặm và kilômét giúp bạn hiểu rõ kích cỡ hoặc khoảng cách đang nói đến [26]. (3) Bản đồ thường có một ký hiệu hình mũi tên chỉ về phía bắc giúp chúng ta định phương hướng [gl 19]. (4) Màu sắc trên bản đồ thường chỉ độ cao thấp một cách chung chung [12]. (5) Ở mép bản đồ thường có những chữ/số để bạn có thể hình dung những đường kẻ ô, nhờ đó bạn tìm được vị trí của các thành hoặc địa danh [gl 23]. (6) Trong phần “Danh mục các địa danh” dài hai trang [34, 35], bạn sẽ thấy số trang in đậm, kế đó là chữ số để tìm ra vị trí, chẳng hạn như E2. Sau khi quen thuộc với những điểm đặc trưng này, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy chúng thật hữu ích cho việc mở rộng kiến thức và hiểu thấu đáo Kinh Thánh hơn.

[Bảng thống kê/​Bản đồ nơi trang 16, 17]

BIỂU ĐỒ ĐỊA HÌNH THIÊN NHIÊN

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

A. Duyên hải Biển Lớn

B. Đồng bằng tây Giô-đanh

1. Đồng bằng A-se

2. Dải duyên hải Đô-rơ

3. Đồng cỏ Sa-rôn

4. Đồng bằng Phi-li-tin

5. Thung lũng giữa đông và tây

a. Đồng bằng Mê-ghi-đô

b. Trũng Gít-rê-ên

C. Các rặng núi tây Giô-đanh

1. Đồi xứ Ga-li-lê

2. Đồi xứ Cạt-mên

3. Đồi xứ Sa-ma-ri

4. Sơ-phê-la (xứ thấp, đồi thấp)

5. Miền đồi Giu-đa

6. Đồng vắng Giu-đa

7. Nam-phương (Negeb)

8. Đồng vắng Pha-ran

D. A-ra-ba (Thung Lũng Rift)

1. Lòng chảo Hu-la

2. Vùng biển Ga-li-lê

3. Thung lũng Giô-đanh

4. Biển Mặn (Biển Chết)

5. A-ra-ba (phía nam Biển Mặn)

E. Núi/Cao nguyên đông Giô-đanh

1. Ba-san

2. Ga-la-át

3. Am-môn và Mô-áp

4. Cao nguyên Ê-đôm

F. Núi xứ Li-ban

[Bản đồ]

Núi Hẹt-môn

Mô-rê

A-bên-Mê-hô-la

Su-cốt

Giô-bê-ha

Bê-tên

Ghinh-ganh

Ga-ba-ôn

Giê-ru-sa-lem

Hếp-rôn

Ga-xa

Bê-e-Sê-ba

Sô-đôm?

Ca-đe

[Bản đồ/​Hình nơi trang 15]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

CA-NA-AN

Mê-ghi-đô

GA-LA-ÁT

Đô-ta-in

Si-chem

Bê-tên (Lu-xơ)

A-hi

Giê-ru-sa-lem (Sa-lem)

Bết-lê-hem (Ê-phơ-rát)

Mam-rê

Hếp-rôn (Mặc-bê-la)

Ghê-ra

Bê-e-Sê-ba

Sô-đôm?

NAM-PHƯƠNG (NEGEB)

Rê-hô-bốt?

[Các núi]

Mô-ri-a

[Các vùng biển]

Biển Mặn

[Sông]

Giô-đanh

[Hình]

Áp-ra-ham đi khắp xứ

[Bản đồ nơi trang 18]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Trô-ách

SA-MÔ-TRA-XƠ

Nê-a-bô-li

Phi-líp

Am-phi-bô-lít

Tê-sa-lô-ni-ca

Bê-rê

A-thên

Cô-rinh-tô

Ê-phê-sô

Mi-lê

RÔ-ĐƠ