Nước Trời cao trọng qua mọi cách
CHÚA GIÊ-SU CHRIST dạy các môn đồ: “Vậy các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; danh Cha được thánh; nước Cha được đến; ý Cha được nên, ở đất như trời!” (Ma-thi-ơ 6:9, 10) Lời cầu nguyện được nhiều người gọi là Kinh Lạy Cha này giải thích mục đích của Nước Trời.
Danh của Đức Chúa Trời sẽ được nên thánh qua Nước Trời. Nước ấy sẽ rửa sạch mọi sỉ nhục trên danh Ngài vì sự phản nghịch của Sa-tan và loài người. Điều này thật trọng yếu. Hạnh phúc của tất cả các tạo vật thông minh tùy thuộc vào việc họ xem danh của Đức Chúa Trời là thánh và sẵn lòng chấp nhận quyền cai trị của Ngài.—Khải-huyền 4:11.
Ngoài ra, Nước Trời được thành lập để “ý Cha [Đức Chúa Trời] được nên, ở đất như trời”. Ý đó là gì? Đó là khôi phục mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và loài người mà A-đam đã đánh mất. Nước Trời cũng sẽ thực thi ý định của Chúa Tối Thượng Hoàn Vũ, Đức Giê-hô-va, là thành lập một địa đàng trên trái đất, nơi những người công bình có thể sống mãi mãi. Thật vậy, Nước Trời sẽ xóa sạch mọi tổn hại do tội lỗi ban đầu của tổ phụ chúng ta gây ra, và sẽ làm cho ý định đầy yêu thương của Đức Chúa Trời đối với trái đất trở thành hiện thực. (1 Giăng 3:8) Thật ra, thông điệp chính của Kinh Thánh là Nước Trời và những gì Nước ấy sẽ thực hiện.
Cao trọng qua những phương diện nào?
Nước Trời là một chính phủ thật, có quyền lực mạnh mẽ. Nhà tiên tri Đa-ni-ên cho chúng ta thấy thoáng qua quyền lực của chính phủ ấy như thế nào. Từ xưa, ông đã báo trước: “Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước... nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước [loài người]”. Ngoài ra, tương phản với các chính phủ loài người đến rồi đi trong suốt lịch sử, Nước Trời sẽ “không bao giờ bị hủy-diệt”. (Đa-ni-ên 2:44) Không phải chỉ có thế. Nước Trời này cao trọng hơn bất cứ chính phủ nào của loài người về mọi phương diện.
Nước Trời có một vị vua cao cả.
Hãy xem vị vua ấy là ai. Trong “chiêm-bao và những sự hiện thấy”, Đa-ni-ên thấy Vua Nước Trời là “một người giống như con người” được dẫn đến trước mặt Đức Chúa Trời Toàn Năng và được ban cho “quyền-thế, vinh-hiển, và nước”. (Đa-ni-ên 7:1, 13, 14) Con người ấy không ai khác hơn là Chúa Giê-su Christ—Đấng Mê-si. (Ma-thi-ơ 16:13-17) Giê-hô-va Đức Chúa Trời bổ nhiệm Con Ngài, Chúa Giê-su, làm Vua Nước Trời. Khi còn ở trên đất, Chúa Giê-su phán với những người Pha-ri-si gian ác: “Nước Đức Chúa Trời ở trong các ngươi”, nghĩa là ngài, Vua tương lai của Nước ấy, đang ở giữa họ.—Lu-ca 17:21.
Có ai trong vòng nhân loại có thể sánh với vị Vua Giê-su không? Chúa Giê-su đã chứng tỏ ngài là Đấng Lãnh Đạo hoàn toàn công bình, đáng tin cậy và có lòng trắc ẩn. Các sách Phúc Âm miêu tả ngài là người năng động, nồng Ma-thi-ơ 4:23; Mác 1:40, 41; 6:31-34; Lu-ca 7:11-17) Hơn nữa, giờ đây Chúa Giê-su đã được sống lại ở trên trời, ngài không còn chịu ảnh hưởng của sự chết hoặc những giới hạn khác của loài người.—Ê-sai 9:5, 6.
hậu dịu dàng và giàu tình cảm. (Đức Giê-hô-va đã bổ nhiệm Chúa Giê-su Christ là Vua Nước Trời
Chúa Giê-su và các cộng sự của ngài cai trị từ vị trí cao trọng.
Trong sự hiện thấy, Đa-ni-ên cũng thấy “nước, quyền-thế... được ban cho dân các thánh”. (Đa-ni-ên 7:27) Chúa Giê-su không cai trị một mình. Ngài có những người khác cùng cai trị với tư cách là vua kiêm thầy tế lễ. (Khải-huyền 5:9, 10; 20:6) Nói về những người này, sứ đồ Giăng viết: “Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người... đã được chuộc khỏi đất”.—Khải-huyền 14:1-3.
Chiên Con là Chúa Giê-su Christ được tấn phong làm Vua Nước Trời. (Giăng 1:29; Khải-huyền 22:3) Núi Si-ôn này ám chỉ trên trời. * (Hê-bơ-rơ 12:22) Chúa Giê-su và 144.000 người đang cai trị từ trên trời. Thật là một vị trí cao trọng để cai trị! Ở trên trời, họ có cái nhìn rộng hơn. Vì “nước Đức Chúa Trời” có ngai ở trên trời nên còn được gọi là “nước thiên-đàng”. (Lu-ca 8:10; Ma-thi-ơ 13:11) Không loại vũ khí nào, kể cả vũ khí hạt nhân, có thể đe dọa và tiêu diệt chính phủ trên trời. Chính phủ ấy sẽ không bao giờ bị chinh phục và sẽ hoàn thành mục tiêu Đức Giê-hô-va đề ra cho nó.—Hê-bơ-rơ 12:28.
Nước Trời có những đại diện đáng tin cậy trên đất.
Làm sao chúng ta biết được điều này? Thi-thiên 45:16 nói: “Ngài sẽ lập... quan-trưởng trong khắp thế-gian”. “Ngài” trong lời tiên tri này là Con của Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 45:6, 7; Hê-bơ-rơ 1:7, 8, Tòa Tổng Giám Mục) Vì vậy, chính Chúa Giê-su sẽ bổ nhiệm các quan trưởng đại diện cho ngài. Chúng ta có thể tin chắc là họ sẽ trung thành làm theo sự hướng dẫn của ngài. Ngay cả thời nay, những người hội đủ tiêu chuẩn làm trưởng lão trong hội thánh đạo Đấng Christ cũng được dạy là không “ép” anh em đồng đức tin “phải phục mình” nhưng che chở, an ủi và làm cho họ sảng khoái tinh thần.—Ma-thi-ơ 20:25-28; Ê-sai 32:2.
Nước Trời có những thần dân công bình.
Họ trọn vẹn và ngay thẳng trước mắt Đức Chúa Trời. (Châm-ngôn 2:21, 22) Kinh Thánh nói: “Người hiền-từ [“khiêm nhu”, Bản Diễn Ý] sẽ nhận được đất làm cơ-nghiệp, và được khoái-lạc về bình-yên dư-dật”. (Thi-thiên 37:11) Thần dân của Nước Trời là những người nhu mì—dễ dạy và khiêm nhường, hiền hòa và tử tế. Mối quan tâm hàng đầu của họ là những vấn đề thiêng liêng. (Ma-thi-ơ 5:3, BDY) Họ muốn làm điều đúng và hưởng ứng sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời.
Nước Trời có luật pháp cao trọng hơn.
Chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập ra luật pháp và các nguyên tắc của Nước Trời. Chúng mang lại lợi ích thay vì chèn ép chúng ta một cách bất công. (Thi-thiên 19:7-11) Nhiều người đã được lợi ích khi sống theo những đòi hỏi công bình của Đức Giê-hô-va. Chẳng hạn, làm theo lời khuyên của Kinh Thánh đối với người chồng, người vợ và con cái, đời sống gia đình chúng ta được cải thiện. (Ê-phê-sô 5:33–6:3) Khi làm theo mệnh lệnh “mặc lấy lòng yêu-thương”, mối quan hệ của chúng ta với người khác trở nên tốt hơn. (Cô-lô-se 3:13, 14) Sống theo các nguyên tắc Kinh Thánh, chúng ta cũng vun trồng những thói quen làm việc tốt và có quan điểm thăng bằng về tiền bạc. (Châm-ngôn 13:4; 1 Ti-mô-thê 6:9, 10) Tránh say sưa, tình dục vô luân, thuốc lá và những chất gây nghiện, điều đó giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe.—Châm-ngôn 7:21-23; 23:29, 30; 2 Cô-rinh-tô 7:1.
Nước Trời là một chính phủ do Đức Chúa Trời thiết lập. Vua của Nước ấy—Đấng Mê-si,
tức Chúa Giê-su Christ—và tất cả những người cùng cai trị với ngài có trách nhiệm trước Đức Chúa Trời về việc tuân thủ luật pháp công bình và những nguyên tắc đầy yêu thương của Ngài. Thần dân của Nước Trời, kể cả những đại diện trên đất, vui mừng sống theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Như thế, Đức Chúa Trời được các nhà cai trị và thần dân Nước Trời đặt lên hàng đầu. Vì vậy, Nước Trời là thể chế thần quyền chân chính—do Đức Chúa Trời cai trị. Nước ấy chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu mà Đức Chúa Trời đề ra cho nó. Tuy nhiên, khi nào Nước Trời, còn gọi là Nước của Đấng Mê-si, bắt đầu cai trị?Nước Trời bắt đầu cai trị
Bí quyết để biết khi nào Nước Trời bắt đầu cai trị được tìm thấy nơi lời của Chúa Giê-su. Ngài phán: “Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày-đạp, cho đến chừng nào các kỳ dân ngoại được trọn”. (Lu-ca 21:24) Giê-ru-sa-lem là thành duy nhất trên đất gắn liền với danh Đức Chúa Trời. (1 Các Vua 11:36; Ma-thi-ơ 5:35) Đó là kinh đô của nước trên đất mà Đức Chúa Trời chấp nhận. Kinh đô ấy bị các nước giày đạp theo nghĩa là các chính phủ thế gian làm gián đoạn sự cai trị của Đức Chúa Trời trên dân Ngài. Điều này xảy ra khi nào?
Vị vua cuối cùng ngồi trên ngôi của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem được báo: “Hãy cất mũ nầy, lột mão triều-thiên nầy;... sự nầy cũng sẽ không còn nữa, cho đến chừng nào Đấng đáng được sẽ đến, thì ta sẽ giao cho”. (Ê-xê-chi-ên 21:30-32) Mão triều thiên sẽ bị lột khỏi vua đó, và quyền cai trị của Đức Chúa Trời trên dân Ngài sẽ bị gián đoạn một thời gian. Điều này xảy ra vào năm 607 TCN, khi người Ba-by-lôn hủy phá Giê-ru-sa-lem. Trong “các kỳ” tiếp theo sau đó, Đức Chúa Trời không có chính phủ nào trên đất đại diện quyền cai trị của Ngài. Chỉ khi các kỳ ấy kết thúc, Đức Giê-hô-va mới giao quyền cai trị cho “Đấng đáng được”—Chúa Giê-su Christ. Thời kỳ ấy dài bao lâu?
Lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên nói: “Hãy đốn cây và hủy-phá đi; song, hãy để lại gốc của rễ nó trong đất, rồi hãy buộc nó bằng một dây xích sắt và đồng... cho đến khi đã trải qua trên người bảy kỳ”. (Đa-ni-ên 4:23) Như chúng ta sẽ thấy, “bảy kỳ” được đề cập ở đây dài bằng “các kỳ dân ngoại”.
Trong Kinh Thánh, đôi khi cây tượng trưng cho người, các nhà cai trị và các nước. (Thi-thiên 1:3; Giê-rê-mi 17:7, 8; Ê-xê-chi-ên, chương 31) Cái cây tượng trưng trong sách Đa-ni-ên được xem thấy “ở nơi cuối-cùng khắp đất”. (Đa-ni-ên 4:11) Do đó, quyền cai trị được tượng trưng bởi cây bị đốn và buộc ấy bao phủ khắp “đầu-cùng đất”, tức toàn thể nhân loại. (Đa-ni-ên 4:17, 20, 22) Như vậy, cây này tượng trưng cho quyền cai trị tối cao của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong mối quan hệ với trái đất. Quyền cai trị này đã thể hiện một thời gian qua vương quyền mà Đức Giê-hô-va lập trên dân Y-sơ-ra-ên. Cây mang nghĩa tượng trưng bị đốn, gốc bị xiềng bằng dây xích sắt và đồng để nó không thể phát triển. Điều này cho thấy nước đại diện cho quyền cai trị của Đức Chúa Trời trên đất sẽ ngưng hoạt động, như đã xảy ra vào năm 607 TCN, nhưng không phải vô hạn định. Cái cây sẽ bị xiềng cho đến khi “bảy kỳ” qua đi. Cuối thời hạn ấy, Đức Giê-hô-va sẽ ban quyền cai trị cho người thừa kế hợp pháp, Chúa Giê-su Christ. Rõ ràng, “bảy kỳ” và “các kỳ dân ngoại” nói đến cùng một giai đoạn.
Kinh Thánh giúp chúng ta biết tính thời gian “bảy kỳ” dài bao lâu. Theo Kinh Thánh, 1.260 ngày tương đương “một thì, các thì, và nửa thì”—tổng cộng là ba thì rưỡi. (Khải-huyền 12:6, 14) Điều này có nghĩa là gấp đôi thời gian ấy, tức bảy kỳ, thì bằng 2.520 ngày.
Tính 2.520 ngày theo nghĩa đen kể từ năm 607 TCN, chúng ta đến năm 600 TCN. Tuy nhiên bảy kỳ kéo dài hơn thế nhiều. Thời gian này vẫn đang tiếp diễn khi Chúa Giê-su nói về “các kỳ dân ngoại”. Do đó, bảy kỳ mang ý nghĩa tiên tri, và chúng ta phải áp dụng qui tắc của Kinh Thánh: “Một năm... cho một ngày”. (Dân-số Ký 14:34; Ê-xê-chi-ên 4:6) Như vậy, trái đất bị đặt dưới sự thống trị của các quyền lực thế gian, không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, trong bảy kỳ dài 2.520 năm. Tính 2.520 năm kể từ 607 TCN, chúng ta đến năm 1914 CN. Đó là năm chấm dứt “các kỳ dân ngoại”, hay bảy kỳ. Điều này có nghĩa là Chúa Giê-su, Vua của Nước Trời, bắt đầu cai trị vào năm 1914.
“Nước Cha được đến”
Vì Nước của Đấng Mê-si đã được thành lập trên trời rồi, chúng ta có nên tiếp tục xin cho nước ấy đến như Chúa Giê-su dạy trong lời cầu nguyện mẫu không? (Ma-thi-ơ 6:9, 10) Có. Lời cầu xin ấy là thích đáng và vẫn còn có ý nghĩa. Nước Trời vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát trái đất cho đến một ngày gần đây.
Những người trung thành sẽ trải nghiệm ân phước biết bao khi điều ấy đến! Kinh Thánh nói: “Chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng.... Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca, hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”. (Khải-huyền 21:3, 4) Đến lúc ấy, “dân-cư sẽ không nói rằng: Tôi đau”. (Ê-sai 33:24) Những người làm Đức Chúa Trời hài lòng sẽ hưởng sự sống mãi mãi. (Giăng 17:3) Trong khi chờ đợi những lời tiên tri này và nhiều lời tiên tri tuyệt diệu khác trong Kinh Thánh được ứng nghiệm, chúng ta “trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài”.—Ma-thi-ơ 6:33.
^ đ. 10 Vua Đa-vít của nước Y-sơ-ra-ên xưa đã hãm đánh đồn của người Giê-bu-sít trên Núi Si-ôn trên đất, lập nơi ấy làm kinh đô. (2 Sa-mu-ên 5:6, 7, 9) Ông cũng dời hòm giao ước về đấy. (2 Sa-mu-ên 6:17) Vì hòm giao ước đi đôi với sự hiện diện của Đức Giê-hô-va, Si-ôn được ám chỉ là nơi Đức Chúa Trời ngự, một biểu tượng thích hợp cho trời.—Xuất Ê-díp-tô Ký 25:22; Lê-vi Ký 16:2; Thi-thiên 9:11; Khải-huyền 11:19.