Bạn có thể “qua xứ Ma-xê-đoan” không?
Bạn có thể “qua xứ Ma-xê-đoan” không?
Tại thành phố cảng Trô-ách ở Tiểu Á, sứ đồ Phao-lô nhận được một sự hiện thấy. Một người Ma-xê-đoan xin ông: “Hãy qua xứ Ma-xê-đoan, mà cứu-giúp chúng tôi”. Ngay khi Phao-lô thấy sự hiện thấy này, ông và các bạn đồng hành nhận ra rằng “Đức Chúa Trời gọi [họ] rao-truyền Tin-lành” cho người Ma-xê-đoan. Kết quả là gì? Tại trung tâm thành phố Phi-líp của xứ Ma-xê-đoan, bà Ly-đi và người nhà của bà đã trở thành người tin đạo. Những người khác ở thành phố La Mã ấy cũng tin theo.—Công 16:9-15.
Ngày nay, Nhân Chứng Giê-hô-va có tinh thần sốt sắng như thế. Nhiều người sẵn sàng tự đài thọ để đến nơi cần có nhiều người công bố Nước Trời hơn. Chẳng hạn chị Lisa muốn xem thánh chức là mục tiêu chính trong đời sống. Chị đã rời Canada để dọn đến Kenya, châu Phi. Anh Trevor và chị Emily, cũng là người Canada, đã dọn đến Malawi với mục tiêu mở rộng thánh chức. Anh Paul và chị Maggie, từ Anh Quốc, xem việc nghỉ hưu là cơ hội vàng để phụng sự Đức Giê-hô-va nhiều hơn, và họ đã lên đường đến Đông Phi. Bạn có tinh thần hy sinh đó không? Bạn có bao giờ nghĩ đến việc phụng sự như thế không? Nếu có thì nguyên tắc Kinh Thánh và lời đề nghị thực tế nào có thể giúp bạn?
Có động lực đúng
Một điều cần xem xét là động lực của bạn. Chúa Giê-su nói điều răn lớn nhất là: “Hãy hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi”. Vì thế, lý do để phụng sự ở nước ngoài là vì lòng yêu Mat 22:36-39; 28:19, 20). Phụng sự ở nước ngoài đòi hỏi nhiều nỗ lực và tinh thần hy sinh. Đó không phải là một chuyến du ngoạn. Bạn phải có động lực là yêu thương. Anh Remco và chị Suzanne từ Hà Lan, nay đang phụng sự ở Namibia, châu Phi, đúc kết như sau: “Điều giữ chân chúng tôi lại đây là tình yêu thương”.
thương Đức Giê-hô-va và ước muốn hoàn thành sứ mệnh đào tạo môn đồ. Chúa Giê-su nói tiếp: “Còn điều-răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân-cận như mình”. Yêu người lân cận được biểu lộ qua việc chân thành muốn giúp họ (Anh Willie, giám thị vòng quanh ở Namibia, cho biết: “Những ai đến phụng sự ở nước ngoài không mong đợi các anh chị địa phương giúp đỡ mình. Họ đến để phụng sự cùng với các anh chị ở đó và hỗ trợ công việc rao giảng”.
Sau khi xem xét động lực của mình, bạn hãy tự hỏi: “Tôi có khả năng nào để giúp ích cho cánh đồng nước ngoài? Tôi có phải là người rao giảng hữu hiệu không? Tôi có thể nói những thứ tiếng nào? Tôi có sẵn sàng học ngôn ngữ mới không?”. Hãy nghiêm túc thảo luận với gia đình bạn về vấn đề đó. Cũng hãy hỏi ý kiến của các trưởng lão trong hội thánh. Và dĩ nhiên hãy cầu nguyện với Đức Giê-hô-va. Xem xét kỹ về chính mình như thế sẽ giúp bạn thấy mình thật sự có khả năng và quyết tâm phụng sự ở cánh đồng nước ngoài không.—Xem khung “Hiểu rõ chính mình”.
Phụng sự ở đâu?
Sứ đồ Phao-lô được gọi đến Ma-xê-đoan trong sự hiện thấy. Ngày nay Đức Giê-hô-va không dùng những cách siêu nhiên để hướng dẫn chúng ta. Nhưng qua tạp chí này và những ấn phẩm khác, dân Đức Chúa Trời biết nhiều nơi có nhu cầu lớn. Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách lên danh sách những nơi có nhu cầu. Nếu bạn không thể học ngôn ngữ mới hoặc không thể ở nước ngoài lâu, hãy nghĩ đến việc phụng sự ở những nước nói cùng ngôn ngữ với bạn. Sau đó tìm hiểu về những vấn đề như thủ tục visa, phương tiện đi lại, an ninh, mức sống và khí hậu. Điều hữu ích là hỏi ý kiến của những người đã từng dọn đến đó. Đừng quên cầu nguyện để có quyết định đúng. Hãy nhớ là Phao-lô và bạn đồng hành của ông đã bị “cấm truyền đạo trong cõi A-si”. Mặc dù họ cố gắng đi đến Bi-thi-ni, thuộc cõi A-si, “[thánh-linh] của Đức Chúa Jêsus không cho phép” họ làm thế. Tương tự, có lẽ cần thời gian để quyết định bạn sẽ phụng sự ở đâu.—Công 16:6-10.
Đến đây bạn có lẽ đã nhận ra một số chọn lựa phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc phụng sự ở nước ngoài, hãy viết thư cho chi nhánh của Nhân Chứng Giê-hô-va ở những nước mà bạn muốn đến. Trong thư, hãy cho biết những hoạt động thần quyền của bạn trước đây cũng như nêu lên những câu hỏi cụ thể, chẳng hạn mức sống, nhà ở, việc làm và trung tâm chăm sóc sức khỏe. Rồi đưa thư đó cho ủy ban công tác của hội thánh bạn. Họ sẽ kèm theo thư giới thiệu và gửi thẳng đến chi nhánh mà bạn yêu cầu. Thư trả lời rất có thể sẽ giúp bạn quyết định nên phụng sự ở đâu.
Anh Willie được đề cập ở trên nhận xét: “Những anh chị thành công thường đi tham quan trước nước mình muốn đến và tìm hiểu xem nơi nào thích hợp với họ. Một cặp vợ chồng cảm thấy khó sống ở nơi hẻo lánh, nên họ dọn đến một thị trấn nhỏ cần người công bố và cũng đáp ứng được nhu cầu của họ”.
Đối phó với những thử thách mới
Dọn đến một môi trường sống hoàn toàn khác chắc hẳn có một số thử thách. Chị Lisa được đề cập ở trên nói: “Cảm giác cô đơn vô cùng khó chịu”. Điều gì đã giúp chị? Đó là gần gũi với hội thánh địa phương. Chị đặt mục tiêu học tên của mọi người. Để làm thế, chị đến nhóm họp sớm và nán lại sau giờ nhóm để trò chuyện với các anh chị. Chị Lisa cũng kết hợp với các anh chị trong thánh chức, mời nhiều người đến nhà và có nhiều bạn mới. Chị nói: “Tôi không hối tiếc vì đã hy sinh. Đức Giê-hô-va thật sự ban phước cho tôi”.
Sau khi con cái trưởng thành, anh Paul và chị Maggie rời khỏi căn nhà mà họ đã sống suốt 30 năm. Anh kể lại: “Bỏ đi vật chất thì không khó mà bỏ lại gia đình thật sự là một thử thách, hơn hẳn những gì chúng tôi hình dung. Chúng tôi đã khóc rất nhiều trên máy bay. Ban đầu chúng tôi nghĩ mình không làm được, nhưng chúng tôi tin cậy nơi Đức Giê-hô-va. Có nhiều bạn mới sẽ giúp bạn thêm quyết tâm tiếp tục phụng sự”.
Anh Greg và chị Crystal quyết định dọn từ Canada đến Namibia vì tiếng Anh là ngôn ngữ chính của nước này. Dù vậy, về sau họ nhận thấy học tiếng địa phương giúp thánh chức hữu hiệu hơn nhiều. Anh Greg nói: “Thỉnh thoảng chúng tôi cảm thấy nản lòng. Nhưng chỉ sau khi học tiếng địa phương, chúng tôi mới hiểu được văn hóa ở đây. Có mối liên hệ mật thiết với anh em địa phương giúp chúng tôi thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới”.
Ngoài ra, thái độ khiêm nhường và sẵn sàng như thế có thể có tác động tốt đến các anh chị địa phương. Chị Jenny nhớ lại các gia đình đã dọn đến quê của chị là Ireland. Chị nói: “Các anh chị ấy rất hiếu khách. Họ thật sự đến để phục vụ người khác, chứ không phải để người khác phục vụ. Họ có tinh thần sốt sắng và vui vẻ khiến tôi muốn noi theo gương của họ”. Hiện nay, chị Jenny cùng chồng phụng sự với tư cách là giáo sĩ ở Gambia, châu Phi.
“Phước-lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu-có”
Sứ đồ Phao-lô quả đã có nhiều kinh nghiệm phong phú ở Ma-xê-đoan! Khoảng mười năm sau, ông viết cho anh em ở thành Phi-líp: “Mỗi khi tôi nhớ đến anh em, thì cảm-tạ Đức Chúa Trời tôi”.—Phi-líp 1:3.
Trước khi được mời tham dự Trường Kinh Thánh Ga-la-át của Hội Tháp Canh, anh Trevor và chị Emily đã phụng sự ở Malawi. Anh chị ấy cũng cảm thấy như Phao-lô. Họ nói: “Thỉnh thoảng chúng tôi tự hỏi không biết mình quyết định như thế có đúng không, nhưng giờ đây chúng tôi rất hạnh phúc. Vợ chồng tôi gần nhau hơn và cảm nhận được ân phước của Đức Giê-hô-va”. Anh Greg và chị Crystal được đề cập ở trên cho biết: “Không việc gì tốt hơn công việc này”.
Không phải tất cả mọi người đều có điều kiện để phụng sự ở nước ngoài. Một số có thể dọn đến nơi có nhu cầu lớn hơn ngay trong nước của họ. Số khác có thể đặt mục tiêu phụng sự ở hội thánh gần nhà. Điều quan trọng là bạn phụng sự Đức Giê-hô-va với hết khả năng của mình (Cô 3:23). Khi làm thế, bạn sẽ cảm nghiệm được những lời được soi dẫn này: “Phước-lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu-có; ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào”.—Châm 10:22.
[Khung/Hình nơi trang 5]
Hiểu rõ chính mình
Hãy tự phân tích xem bạn có thể phụng sự ở nước ngoài không. Hãy thật lòng suy xét những câu hỏi sau, cầu nguyện và cân nhắc xem chọn lựa này có phù hợp với bạn. Thông tin từ những số Tháp Canh trước có thể giúp bạn làm thế.
• Tôi có phải là người thành thục không?—“Những bước dẫn đến hạnh phúc” (Số ngày 15-10-1997, trang 6)
• Tôi có phải là người truyền giáo hữu hiệu không?—“Bạn có phải là người tiên phong thăng bằng không?” (Số ngày 15-5-1996 trang 29-31)
• Tôi có thể sống xa gia đình và bạn bè không?—“Đối phó với nỗi nhớ nhà khi làm thánh chức ở nơi xa” (Số ngày 15-5-1994 (Anh ngữ), trang 28; cũng xem số ngày 15-10-1999 trang 26)
• Tôi có thể học một ngôn ngữ mới không?—“Phục vụ trong hội thánh nói ngoại ngữ” (Số ngày 15-3-2006, trang 17)
• Tôi có khả năng tài chính để tự đài thọ mình không?—“Bạn có thể phụng sự ở nước ngoài không?” (Số ngày 15-10-1999, trang 23)
[Hình nơi trang 6]
Thái độ khiêm nhường và sẵn sàng có thể có tác động tốt đến các anh chị địa phương
[Hình nơi trang 7]
Những anh chị có tinh thần phục vụ là những người thành công