Họ tình nguyện đến—Nga
Năm 1991, Nhân Chứng Giê-hô-va tại Nga rất đỗi vui mừng khi sự cấm đoán hoạt động của họ tồn tại từ nhiều năm nay được bãi bỏ và họ chính thức được công nhận. Thời đó, ít ai tưởng tượng số Nhân Chứng ở đất nước này sẽ gia tăng gấp mười lần, lên đến khoảng 170.000 người vào ngày nay! Trong số những người siêng năng rao giảng về Nước Trời, có các Nhân Chứng từ nước khác đã chuyển đến Nga để giúp trong mùa gặt thiêng liêng (Mat 9:37, 38). Chúng ta hãy cùng gặp gỡ một số anh chị đó.
NHỮNG ANH SẴN LÒNG GIÚP ĐỠ ĐỂ LÀM VỮNG MẠNH CÁC HỘI THÁNH
Vào năm mà lệnh cấm ở Nga được bãi bỏ, anh Matthew ở Anh Quốc được 28 tuổi. Tại hội nghị diễn ra vào năm đó, một bài giảng nhấn mạnh rằng các hội thánh ở Đông Âu rất cần sự trợ giúp. Anh nói bài giảng đã đề cập đến trường hợp một hội thánh tại Saint Petersburg ở Nga chỉ có một phụ tá và không có trưởng lão. Dù vậy, những người công bố đang điều khiển hàng trăm học hỏi Kinh Thánh! Anh Matthew nói: “Sau bài giảng đó, tôi không thể thôi nghĩ về nước Nga, vì thế tôi đã cầu nguyện cụ thể với Đức Giê-hô-va về ước muốn được chuyển đến đó”. Anh đã tiết kiệm một số tiền, bán hầu hết tài sản và chuyển đến Nga năm 1992. Mọi việc đã diễn ra thế nào?
Anh Matthew kể lại: “Ngôn ngữ là một thử thách. Tôi không thể có các cuộc thảo luận thú vị về những điều thiêng liêng”. Một thử thách khác là tìm nơi ở. Anh nói: “Không thể đếm xuể những lần tôi phải chuyển chỗ ở sau khi nhận thông báo phải dọn đi gấp”. Bất chấp những trở ngại ban đầu ấy, anh Matthew cho biết: “Chuyển đến nước Nga là quyết định đúng đắn nhất tôi từng có”. Anh giải thích: “Nhờ phụng sự ở đây, tôi đã học nương cậy nơi Đức Giê-hô-va nhiều hơn và cảm nghiệm được ngài hướng dẫn qua nhiều cách”. Sau này, anh Matthew được bổ nhiệm làm trưởng lão và tiên phong đặc biệt. Hiện nay, anh phụng sự tại văn phòng chi nhánh gần Saint Petersburg.
Năm 1999, anh Hiroo tốt nghiệp Trường Huấn luyện Thánh chức tại Nhật Bản ở tuổi 25. Một trong các giảng viên đã khuyến khích anh phụng sự ở cánh đồng nước ngoài. Vì từng nghe nói về nhu cầu lớn ở Nga
nên anh bắt đầu học tiếng Nga. Anh cũng thực hiện một bước thực tế khác. Anh cho biết: “Tôi sang Nga sáu tháng. Vì mùa đông ở đó rất khắc nghiệt nên tôi đã đi vào tháng 11 để xem liệu mình có thể chống chọi được với cái giá lạnh hay không”. Sau khi trải qua mùa đông đó, anh Hiroo quay về Nhật Bản, sống thật đơn giản để tiết kiệm đủ tiền trở lại Nga.Đến nay, anh Hiroo đã sống ở Nga được 12 năm và phục vụ một số hội thánh. Có những thời điểm, chỉ một mình anh là trưởng lão chăm sóc hơn 100 người công bố. Tại một hội thánh, mỗi tuần anh phụ trách phần lớn các bài trong Buổi họp công tác, điều khiển Trường thánh chức, Buổi học Tháp Canh và năm Buổi học cuốn sách. Anh cũng có nhiều cuộc thăm chiên. Nhớ lại những năm tháng ấy, anh Hiroo nói: “Quả là niềm vui vô cùng lớn khi được giúp các anh chị mạnh mẽ hơn về thiêng liêng”. Việc phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn đã tác động đến anh như thế nào? Anh cho biết: “Trước khi đến nước Nga, tôi đã phụng sự với tư cách là trưởng lão và tiên phong, nhưng tôi cảm thấy như mình đã phát triển một mối quan hệ hoàn toàn mới với Đức Giê-hô-va sau khi đến đây. Tôi đã học cách tin cậy Đức Giê-hô-va nhiều hơn trong mọi khía cạnh của đời sống”. Năm 2005, anh Hiroo kết hôn với chị Svetlana và cùng nhau tiếp tục phụng sự với tư cách tiên phong.
Anh Matthew 34 tuổi và em trai là Michael 28 tuổi đến từ Canada. Cả hai anh em đã đến thăm nước Nga và ngạc nhiên khi chứng kiến rất nhiều người chú ý tham dự nhóm họp, nhưng chỉ có ít anh có thể điều khiển các buổi nhóm đó. Anh Matthew kể: “Hội thánh mà tôi đến thăm có 200 người tham dự, nhưng các buổi nhóm chỉ do một anh trưởng lão cao tuổi và một phụ tá hội thánh trẻ tuổi điều khiển. Chứng kiến hoàn cảnh đó đã thôi thúc tôi muốn dọn đến Nga để trợ giúp các anh ấy”. Anh Matthew đã chuyển tới Nga năm 2002.
Bốn năm sau, anh Michael cũng chuyển đến Nga và nhanh chóng nhận ra rằng nhu cầu cần thêm các anh còn rất lớn. Là một phụ tá hội thánh, anh được phân công phụ trách sổ sách kế toán, ấn phẩm và khu vực rao giảng. Anh cũng được giao cho công việc mà thường do anh thư ký hội thánh làm, nói bài diễn văn công cộng cũng như trợ giúp tổ chức hội nghị và xây cất Phòng Nước Trời. Thực tế là hiện nay, các hội thánh vẫn cần nhiều sự trợ giúp. Mặc dù khá vất vả khi phải đảm nhận nhiều trách nhiệm nhưng anh Michael, hiện đang phụng sự với tư cách trưởng lão, đã chia sẻ: “Hỗ trợ anh em mang lại cho tôi nhiều thỏa nguyện. Đó là cách tốt nhất để dùng đời sống của mình!”.
Trong thời gian ấy, anh Matthew đã kết hôn với chị Marina và anh Michael kết hôn với chị Olga. Hai cặp vợ chồng này, cùng với nhiều anh chị khác cũng có tinh thần sẵn sàng, tiếp tục giúp các hội thánh đang lớn mạnh.
NHỮNG CHỊ SỐT SẮNG GÓP SỨC TRONG MÙA GẶT
Năm 1994, khi chị Tatyana được 16 tuổi, có sáu tiên phong đặc biệt từ Cộng hòa Séc, Ba Lan và Slovakia bắt đầu phụng sự trong hội thánh của chị ở Ukraine. Nhớ về các anh chị thân thương ấy, chị kể: “Các tiên phong sốt sắng đó rất dễ gần và tử tế, và họ hiểu nhiều về Kinh Thánh”. Chị đã chứng kiến tinh thần hy sinh của họ được Đức Giê-hô-va ban phước như thế nào, và chị nghĩ: “Mình cũng muốn được như các anh chị đó”.
Gương mẫu của các anh chị tiên phong đã khích lệ chị Tatyana, và chị đã tận dụng những kỳ nghỉ ở trường để kết hợp với các anh chị khác đi làm thánh chức tại các khu vực xa ở Ukraine và Belarus, những nơi chưa từng có Nhân Chứng đến rao giảng. Chị thích các chuyến đi rao giảng ấy đến nỗi đã lên kế hoạch mở rộng thánh chức bằng cách chuyển đến nước Nga. Đầu tiên, chị tới đó trong một thời gian ngắn để thăm một chị từ nước ngoài chuyển đến và tìm công việc giúp chị có thể làm tiên phong. Rồi vào năm 2000, chị chuyển hẳn đến nước Nga. Sự thay đổi đó có khó không?
Chị Tatyana kể: “Vì không đủ tiền để thuê căn hộ riêng, tôi phải thuê một phòng trong nhà người ta. Sống theo cách này không phải dễ. Có những lúc tôi muốn quay về nhà, nhưng Đức Giê-hô-va luôn giúp tôi thấy rằng mình sẽ được lợi ích khi tiếp tục phụng sự”. Hiện nay, chị Tatyana đang phụng sự với tư cách là giáo sĩ ở Nga. Chị kết luận: “Tất cả những năm phụng sự ở nước ngoài đã mang lại cho tôi những trải nghiệm vô giá và nhiều bạn bè. Trên hết, những năm tháng đó đã giúp đức tin của tôi thêm vững mạnh”.
Chị Masako từ Nhật Bản hiện đã ngoài 50 tuổi. Nguyện vọng cả đời của chị là được phụng sự với tư cách giáo sĩ, nhưng vấn đề sức khỏe đã khiến chị dường như không thể thực hiện được nguyện vọng đó. Tuy nhiên, khi sức khỏe khá hơn một chút, chị quyết định chuyển đến nước Nga để góp sức cho mùa gặt. Mặc dù không dễ tìm chỗ ở thích hợp và việc làm ổn định, nhưng chị vẫn có thể tiếp tục công việc tiên phong bằng cách dạy tiếng Nhật và làm công việc dọn dẹp. Điều gì đã giúp chị tiếp tục làm thánh chức?
Nhìn lại hơn 14 năm phụng sự tại Nga, chị Masako chia sẻ: “Niềm vui có được trong thánh chức đã bù đắp cho mọi khó khăn tôi gặp phải. Rao giảng ở nơi có nhu cầu lớn về người công bố Nước Trời làm cho cuộc sống năng động và phong phú”. Chị nói thêm: “Với tôi, cách Đức Giê-hô-va cung cấp thức ăn, đồ mặc và nơi ở trong nhiều năm quả là một phép lạ trong thời hiện đại mà mình được trực tiếp cảm nghiệm”. Ngoài việc phục vụ tại nơi có nhu cầu lớn hơn ở Nga, chị Masako còn tham gia vào công việc gặt hái về thiêng liêng ở Kyrgyzstan. Hơn nữa, chị cũng có cơ hội trợ giúp nhóm tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Uighur. Hiện nay, chị đang phụng sự với tư cách là tiên phong ở Saint Petersburg.
NHỮNG GIA ĐÌNH HỖ TRỢ VÀ ĐƯỢC BAN PHƯỚC
Vì kinh tế bấp bênh nên nhiều gia đình thường chuyển đến nước khác để cải thiện mức sống. Nhưng giống như Áp-ra-ham và Sa-ra thời xưa, một số gia đình chuyển đi nước ngoài để theo đuổi các mục tiêu thiêng liêng (Sáng 12:1-9). Hãy xem trường hợp của cặp vợ chồng anh Mikhail và chị Inga đến từ Ukraine. Họ chuyển đến nước Nga năm 2003 và sớm gặp được những người đang tìm kiếm sự thật Kinh Thánh.
Ma-thi-ơ 24:14”. Anh Mikhail kể tiếp: “Ở vùng đó, chúng tôi cũng gặp được một nhóm khoảng mười phụ nữ thuộc đạo Báp-tít. Họ là những người có lòng thành đang khao khát sự thật. Họ có sách Sống đời đời và dùng sách đó để thảo luận Kinh Thánh vào mỗi cuối tuần. Trong nhiều giờ đồng hồ, chúng tôi giải đáp những thắc mắc của họ, rồi hát bài hát Nước Trời và ăn tối cùng nhau. Cuộc viếng thăm đó là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi”. Anh Mikhail và chị Inga cùng thừa nhận rằng việc phụng sự ở những nơi có nhu cầu lớn về người công bố Nước Trời đã giúp họ đến gần Đức Giê-hô-va hơn. Việc phụng sự này cũng giúp tình yêu thương của họ dành cho người khác thêm sâu đậm và giúp họ có một đời sống thỏa nguyện dồi dào. Hiện nay, họ đang phụng sự trong công tác vòng quanh.
Anh Mikhail kể lại: “Một lần, chúng tôi tham gia thánh chức ở nơi mà trước đó chưa từng có Nhân Chứng đến rao giảng. Một người đàn ông cao tuổi ra mở cửa và hỏi: ‘Anh chị có phải là người truyền giáo không?’. Khi chúng tôi trả lời là đúng vậy, ông ấy nói: ‘Tôi biết là có ngày các anh chị sẽ đến. Lời của Chúa Giê-su không thể không ứng nghiệm’. Rồi ông ấy đọc thuộc câu Kinh Thánh ởNăm 2007, cặp vợ chồng anh Yury và chị Oksana từ Ukraine, hiện khoảng 35 tuổi, cùng con trai Aleksey, hiện 13 tuổi, đến thăm văn phòng chi nhánh ở Nga. Khi ở đó, họ thấy một bản đồ của Nga với những khu vực rộng lớn chưa được chỉ định cho hội thánh nào. Chị Oksana nói: “Sau khi xem bản đồ ấy, chúng tôi thật sự nhận ra rằng đang có một nhu cầu rất lớn về người công bố Nước Trời. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi quyết định chuyển tới nước Nga”. Còn điều gì khác nữa đã giúp họ làm thế? Anh Yury nói: “Đọc các bài viết trong ấn phẩm của chúng ta, chẳng hạn như bài ‘Bạn có thể phụng sự ở nước ngoài không?’, thật hữu ích. * Chúng tôi đã đến thăm khu vực ở Nga, nơi mà chi nhánh đề nghị chúng tôi chuyển đến, và tìm chỗ ở cũng như việc làm”. Gia đình họ chuyển đến Nga vào năm 2008.
Thời gian đầu rất khó tìm việc làm, họ đã phải chuyển căn hộ vài lần. Anh Yury kể: “Chúng tôi thường cầu nguyện rằng mình sẽ không nản lòng, rồi chúng tôi tiếp tục công việc rao giảng và tin cậy Đức Giê-hô-va sẽ hỗ trợ. Chúng tôi đã cảm nghiệm được cách mà Đức Giê-hô-va chăm sóc khi chúng tôi đặt quyền lợi Nước Trời lên hàng đầu. Việc phụng sự đã giúp cả gia đình tôi vững mạnh và gắn bó với nhau” (Mat 6:22, 33). Việc phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn đã tác động đến em trẻ Aleksey như thế nào? Chị Oksana chia sẻ: “Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho cháu Aleksey. Cháu đã dâng mình cho Đức Giê-hô-va và làm báp-têm lúc chín tuổi. Việc nhận thấy nhu cầu lớn về người công bố Nước Trời đã thôi thúc cháu làm tiên phong phụ trợ vào mỗi kỳ nghỉ ở trường. Chúng tôi rất vui khi thấy cháu yêu thích và sốt sắng trong thánh chức”. Giờ đây, anh Yury và chị Oksana đang phụng sự với tư cách là tiên phong đặc biệt.
“TÔI CHỈ NUỐI TIẾC MỘT ĐIỀU”
Lời phát biểu của những thợ gặt thiêng liêng này cho chúng ta thấy rõ việc chuyển đến những nơi khác để mở rộng thánh chức đòi hỏi bạn hoàn toàn tin cậy Đức Giê-hô-va. Đúng là những ai phụng sự tại nơi có nhu cầu lớn hơn phải đối mặt với các thử thách ở khu vực mới, nhưng họ cũng cảm nghiệm được niềm vui sâu xa từ việc chia sẻ tin mừng cho những người hưởng ứng thông điệp Nước Trời. Bạn có thể giúp thu hoạch mùa vụ ở nơi vẫn có nhu cầu lớn về người công bố Nước Trời không? Nếu quyết định làm điều đó, có thể bạn sẽ sớm cảm thấy như anh Yury. Anh đã nói về quyết định phụng sự ở nơi có nhu cầu lớn hơn: “Tôi chỉ nuối tiếc một điều là đã không làm thế sớm hơn”.
^ đ. 20 Xem Tháp Canh ngày 15-10-1999, trang 23-27.