Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Những viên đá quý trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm Y-sơ-ra-ên từ đâu mà có?

Sau khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập (Ê-díp-tô) và tiến vào đồng vắng, Đức Chúa Trời lệnh cho họ phải làm bảng đeo ngực này (Xuất Ê-díp-tô Ký 28:15-21). Bảng đeo ngực có những viên đá quý như ngọc mã não, ngọc hồng bích, ngọc lục bửu, ngọc phỉ túy, ngọc lam bửu, ngọc kim cương, ngọc hồng bửu, ngọc bạch mã não, ngọc tử tinh, ngọc huỳnh bích, ngọc hồng mã não và bích ngọc *. Làm sao dân Y-sơ-ra-ên có các loại đá quý này?

Vào thời Kinh Thánh, người ta đánh giá cao đá quý và dùng chúng để trao đổi hàng hóa. Ví dụ, người Ai Cập cổ đại thu được đá quý từ những nơi xa xôi mà giờ đây là I-ran, Afghanistan và thậm chí có thể là Ấn Độ. Các mỏ ở Ai Cập cho nhiều loại đá quý khác nhau. Các hoàng đế Ai Cập độc quyền khai thác khoáng sản tại những vùng mà họ kiểm soát. Tộc trưởng Gióp đã miêu tả cách những người cùng thời với ông sử dụng các hầm mỏ để tìm báu vật. Trong số những thứ đào được dưới lòng đất, “ngọc-bích”, hay ngọc lam bửu, và “ngọc sắc vàng”, hay ngọc hồng bích, được Gióp nhắc đến cụ thể.—Gióp 28:1-11, 19.

Sách Xuất Ê-díp-tô Ký khẳng định là “dân Y-sơ-ra-ên lột trần người Ê-díp-tô” những vật quý giá khi rời khỏi xứ (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:35, 36). Vì vậy, những viên đá trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm có thể là do dân Y-sơ-ra-ên lấy từ xứ Ai Cập về.

Tại sao rượu được dùng như một loại thuốc vào thời Kinh Thánh?

Chúa Giê-su từng kể câu chuyện về một người bị những tên cướp hành hung. Ngài nói là người đó đã được một người Sa-ma-ri “đổ dầu và rượu lên vết thương rồi băng bó lại” (Lu-ca 10:30-34). Khi viết thư cho Ti-mô-thê, sứ đồ Phao-lô khuyên: “Đừng chỉ uống nước thôi, nhưng hãy uống một chút rượu, vì cớ dạ dày của con và con hay đau ốm” (1 Ti-mô-thê 5:23). Cách thức mà Chúa Giê-su miêu tả và lời khuyên của Phao-lô có phù hợp với y học không?

Sách Ancient Wine miêu tả rượu “vừa là thuốc giảm đau, sát trùng, vừa là thuốc chữa các bệnh thông thường”. Thời cổ đại, rượu đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe ở Ai Cập, Lưỡng Hà và Syria. Sách The Oxford Companion to Wine miêu tả rượu là “loại dược phẩm lâu đời nhất của con người được ghi lại trong các tài liệu”. Cũng như lời Phao-lô khuyên Ti-mô-thê, sách The Origins and Ancient History of Wine nói: “Thí nghiệm cho thấy vi sinh vật gây bệnh thương hàn và các vi trùng nguy hiểm khác chết nhanh chóng khi bị cho vào rượu”. Các nghiên cứu hiện đại chứng thực rằng một số trong hơn 500 hợp chất tìm thấy trong rượu có khả năng như trên và những công dụng chữa bệnh khác.

[Chú thích]

^ đ. 3 Khó biết được tên gọi thời nay của tất cả các loại đá quý này.

[Hình nơi trang 26]

Nông dân đạp nho, từ mộ của Nakht, Thebes, Ai Cập

[Nguồn tư liệu]

Gianni Dagli Orti/The Art Archive at Art Resource, NY